Ấn tượng Gió lặng, trời xanh

Phiên bản ban đầu (k. 1830).Một phiên bản khác (k. 1830).

Những phiên bản ban đầu có vẻ mờ nhạt hơn so với các hình ảnh thường thấy, nhưng chúng gần với quan niệm ban đầu của Hokusai. Các bản in gốc mang bầu trời xanh không đồng đều là có chủ ý, điều này làm tăng độ sáng của bầu trời và đồng thời tạo hiệu ứng chuyển động cho các đám mây. Đỉnh núi được đưa về phía trước với một vầng hào quang màu Phổ. Các bản in tiếp theo có tông màu xanh lam đều và đậm, máy in cũng được thêm một khối mới nhằm in đè lên những đám mây trắng tại phía chân trời bằng một lớp xanh nhạt. Các bản in sau này cũng thường sử dụng một sắc tố benigara (đỏ Bengal) đậm, khiến bức tranh còn có tên gọi là Phú Sĩ đỏ. Theo đó là màu xanh được lại, hạ thấp điểm giao giữa rừng và sườn núi.[5]

Có một phiên bản từng được tạo ra với tông màu hoàn toàn khác biệt. Tại đó, các đám mây chỉ lơ lửng ở phần trên. Bầu trời chủ yếu được tái hiện bằng màu xanh lam nhạt cùng một dải xám mỏng ở trên cùng. Còn dải màu xanh Phổ được tô dọc theo đường chân trời, kéo dài theo dốc của ngọn núi.[cần dẫn nguồn]